Xây Lăng mộ đá – Ăn chay đúng đạo theo tâm linh Phật giáo

Xây Lăng mộ đá Ăn chay đúng đạo theo tâm linh Phật giáo

12 nguyên tắc không cần ăn chay trường mà vẫn khỏe mạnh Ăn chay – đường Phật dẫn dưỡng sinh, dưỡng tâm Ăn chay – hình thức dưỡng tâm, dưỡng thân đơn giản mà hiệu quả

(Lichngaytot.com) Thế nào là ăn chay đúng cách? Ăn chay được coi là hình thức tu dưỡng bắt nguồn từ Phật giáo. Các nhà sư theo đạo Phật Bắc tông không ăn thịt, cá và các thực phẩm có nguồn gốc động vật, chỉ ăn thực phẩm thực vật. Ăn chay không chỉ là một hình thức mà đã trở thành nghi thức tâm linh của các Phật tử.

  Nguyên lý và đạo lý cốt lõi nhất của Phật giáo là tư bi, người theo Phật, học Phật nhất định phải có tâm từ bi để thoát khỏi tham, sân, si mê khổ, thoát vòng luân hồi sinh tử, phiền não, hướng tới cuộc sống yên bình, tự tại, yêu thương mọi giống loại.   Một trong những tội nghiệp nặng nhất của nhà Phật là sát sinh. Nhất định phải biết: 7 trường hợp không nên sát sinh để tránh nghiệp báo.

Con vật cũng như con người, đều có sinh mạng và sinh mạng đều đáng trân quý. Vì thế, Phật giáo khuyến khích ăn chay với ý nghĩa bảo vệ sinh mạng, tránh quả báo xấu, người và vật chung sống hài hòa, yên vui, yêu thương.   Ăn chay đúng cách trong Phật giáo dành cho sư, tăng, ni và chúng Phật tử. Cách ăn chay ở Phật giáo Nam tông và Phật giáo Bắc tông có sự khác biệt về quan điểm. Người theo Phật giáo Bắc tông kiêng ăn thịt động vật, tránh ngũ vị tân (5 loại gia vị hành, hẹ, tỏi, nén, hưng cừ – những thực phẩm có chứa chất kích thích).

Người theo Phật giáo Nam tông vẫn ăn thịt động vật nhưng ăn chay tuân theo nguyên tắc Ngũ tịnh nhục: 1. Không thấy người giết thịt, 2. Không nghe tiếng kêu khóc của con vật bị giết, 3. Không chủ đích giết cho mình ăn, 4. Con vật tự chết, 5. Thịt con thú khác ăn còn thừa.
  Đã ăn chay tức là tâm muốn hướng thiện, muốn sống cuộc sống hiền hòa hơn, an vui hơn. Vì thế, đừng nên kiêu mạn, cho rằng việc ăn chay của mình là hơn người. Ăn chay để tránh nghiệp, kết thiện duyên, không chứng tỏ rằng ta tinh tấn hơn, tu chính đạo hơn. 
  Người ăn chay chân tâm không ăn chay giả mặn, không lừa gạt tâm thức chính mình. Việc ăn chay theo Phật giáo là xuất phát từ tâm hướng thiện, loại bỏ sát sinh, ăn chay mà gợi ra mặn, đánh lừa vị giác thì không có tác dụng về tâm linh, tinh thần. Cốt lõi nhất của ăn chay là hiểu về ý nghĩa và tin tưởng vào ý nghĩa của nó chứ không phải là hình thức.   Ngày nay, ăn chay không chỉ là một nghi thức tâm linh của đạo Phật mà còn là hình thức dưỡng sinh tốt cho sức khỏe, được nhiều người áp dụng. Việc ăn chay, dù theo mục đích nào cũng nên xuất phát từ sự tự nguyện của bản thân và hướng tới những giá trị tốt đẹp, thiện mỹ.     Phật chứng là chứng chân tâm, không nhìn vào kiểu cách, ăn chay hay bất kì hình thức nào của Phật giáo đều như vậy. Chúng sinh cần ghi nhớ cách ăn chay đúng cách này để thực hành đúng đạo.